Rượu Shochu (燒酒, しょうちゅう) là một thứ rượu trắng của Nhật Bản, được lên men rồi chưng cất từ lúa mạch, khoai và gạo. Thứ rượu này lại có nhiều loại với độ cồn khác nhau.
Rượu Shochu (Thiêu Tửu – 焼酎) là một loại rượu chưng cất của Nhật Bản. Loại rượu này thường được chưng cất từ lúa mạch, khoai lang, hay gạo. Một số vùng sử dụng loại đường vàng, Kiều Mạch (蕎麦) hay Maron để làm rượu Shochu.
Thông thường loại rượu này có nồng độ 25% độ cồn (thấp hơn rượu Whisky hay độ cồn chuẩn của rượu Vodka nhưng mạnh hơn rượu nho và rượu Sake). Cũng là một chuyện bình thường cho loại rượu Shochu được chưng cất nhiều lần và được sử dụng trong việc pha trộn lại với nhau.
Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích. Mặc dù vùng phía nam đảo Kyushu là gốc của rượu shochu nhưng loại rượu này cũng sản xuất tại mọi nơi ở Nhật Bản.
Rượu Shochu được bán ra tại mọi tiệm thực phẩm, tiệm bán rượu và các tiệm tạp hóa tại Nhật Bản. Tuy nhiên loại rượu này vẫn chưa được biết đến nhiều bên ngoài Á Châu, ngoại trừ những vùng có nhiều người Nhật Bản sinh sống. Các lon nước có rượu Chuhai được bán tại một số máy bán nước ở Nhật Bản.
Tại Kyūshū, trung tâm sản xuất rượu Shōchū, thì rượu Shōchū phổ biến hơn rượu Sake rất nhiều. Trên thực tế, tại đây người ta gọi rượu Sake là rượu Shōchū, và thường uống pha với nước nóng. Trước tiên nước nóng được rót vào ly, sau đó rượu Shōchū được chế thêm vào, nước rượu sẽ tự nhiên hòa trộn vào nhau mà không cần quậy, khuấy gì cả.
Thường thì số lượng rượu Shōchū sẽ được chế nhiều hơn số lượng nước nóng trong ly, và tạo ra mùi thơm dễ chịu, và chỉ làm say nhẹ người uống. Để tạo vị rượu êm và đầy đủ mùi hơn, rượu Shōchū được hòa với nước vào ngày hôm trước và sau đó được hâm nóng lên trước khi uống.
Một số nhà sản xuất rượu Shōchū xuất cảng sang thị trường Mỹ đã dán nhãn hiệu rượu của ho thành rượu Soju, tên của loại rượu cùng loại của người Đại Hàn, vì lý dó luật bán rượu tại tiểu bang New York và California cho phép các nhà hàng bán bia và rượu nho được bán rượu Soju. Việc này cho phép các nhà hàng bán rượu Cocktails pha rượu Soju hay Shōchū mà không cần phải có giấy phép bán rượu mạnh.
Một bản gỗ khắc về rượu Shōchū tại đền thờ Koriyama Hachiman. Bản gỗ này được hai thợ mộc ký tên và đánh dấu này 11 tháng 8 năm thứ 2 của triều đại Vĩnh Lộc vào năm 1559.
Nguồn gốc đích xác của rượu Shochu vẫn chưa được biết rõ ràng. Nguyên thủy, độ nặng của cồn trong rượu Shochu là từ rượu Araki hay Rambiki tại Nhật Bản; Rượu Arak là một tên chung chung cho một thể loại rượu chưng cất tại vùng Trung Đông.
Shochu có nguồn gốc từ vùng Persia, bành trướng về hướng Tây vào u Châu và về hướng Đông tới Ấn Độ, Thái Lan và Okinawa. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, kỹ thuật này du nhập vào Kagoshima, nơi mà rượu Shōchū ra đời. Loại rượu này được chưng cất tại Okinawa với cái tên địa phương là Awamori.
Theo lịch sử văn tự ghi lại thì rượu Shōchū được sản xuất trễ nhứt là vào thế kỷ thứ 16. Thí dụ như, khi mà nhà truyền giáo Francis Xavier viếng thăm Kagoshima vào năm 1549, ông ghi lại rằng “người Nhật Bản uống rượu Arak làm từ gạo… nhưng tôi không thấy một người nào say sưa cả. Điều đó xảy ra bởi vì khi họ say, họ nằm xuống và ngủ ngay.”
Hơn thế nữa, tại đền thờ Koriyama Hachiman ở Okuchi, Kagoshima, tài liệu cổ nhứt liên hệ đến rượu Shochu được tìm thấy. Tại nơi này, hai người thợ mộc làm việc xây đền thờ vào năm 1559 đã khắc ghi lại trong một miếng gỗ làm trần đền thờ câu: “Vị cao tăng của Chùa rất bủn xỉn, ông ta không bao giờ cho chúng tôi một giọt Shochu để uống. Đúng là đồ khó chịu!”
Từ thời kỳ này cho đến triều đại Đức Xuyên, rượu Shochu được sản xuất khắp nước Nhật thoe phương pháp cổ truyền Kasutori với chỉ một lần chưng cất duy nhứt. Vào thời Minh Trị, máy chưng cất rượu được nhập cảng từ Anh, và đã tạo cuộc cách mạng kỹ nghệ làm rượu Shochu tại Nhật Bản và giúp giá thành hạ xuống rất nhiều với độ tinh khiết cao trong suốt thời kỳ mà lúa gạo bị khủng hoảng.
Rượu Shochu được làm theo kiểu cổ truyền được gọi là rượu Shochu kiểu cổ, và sản xuất bằng phương pháp hiện đại thì gọi là rượu Shochu kiểu mới.
Các loại rượu Shochu:
1. Shochu gạo
Shōchū nấu từ gạo Japonica giống như Nihonshu, nhưng độ cồn cao hơn. Loại này được nấu tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, nhưng nổi tiếng hơn cả là ở Kumamoto, Akita và Niigata. Thứ Shochu gọi là Kuma shochu của các địa phương đông nam Kumamoto rất nổi tiếng, được chính quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu.
2. Shochu lúa mạch
Shōchū nấu từ lúa mạch vốn ra đời từ đảo Iki ở Nagasaki, nhưng hiện được sản xuất nhiều nhất tại Oita. Trước thập niên 1960, loại này không phổ biến. Nhưng từ khi công nghệ trao đổi ion được ứng dụng vào sản xuất shōchū lúa mạch thì loại này trở nên phổ biến. Shochu lúa mạch Oita là một thương hiệu đã được bảo hộ.
3. Shochu khoai
Là thứ shochu có từ thời kỳ Edo, xuất phát từ phía Nam Kyushu. Thời đó, nguyên liệu nấu thứ shochu khoai là khoai lang. Hiện loại này vẫn được tiêu thụ rộng rãi tại Kagoshima. Shochu khoai có đặc trưng là mùi thơm nổi rõ. Nói là làm từ khoai lang, nhưng trước đây hiếm có shochu làm từ khoai lang hoàn toàn. Mãi tới năm 1997, loại làm từ khoai lang 100% mới bắt đầu được sản xuất. Thứ Satsuma shochu của Kagoshima có tiếng là thơm ngon và đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu.
4. Shochu soba
Là thứ shochu mà nguyên liệu chính để nấu là soba. Loại này xuất hiện lần đầu vào năm 1973, hiện chỉ được sản xuất chủ yếu tại vùng núi ở Miyazaki, nơi có đặc sản soba nổi tiếng.
Cách uống rượu Shochu
Khi nhắc đến rượu của Nhật Bản, ngoài Sake ra còn phải kể đến rượu Shochu. Sự khác biệt cơ bản giữa Sake và Shochu đó là: Sake là rượu lên men không qua chưng cất trong khi đó Shochu là rượu đã qua chưng cất.Rượu lên men từ các loại hoa quả hay ngũ cốc, sau đó tiếp tục chưng cất sẽ thành rượu chưng cất. Có nghĩa nếu như chưng cất rượu Sake thì ta sẽ được rượu Shochu (đúng trong trường hợp nguyên liệu lên men là gạo)
Các nguyên liệu chính như gạo, lúa mì, khoai tây, hoặc kiều mạch được lên menrượu sau đó đem đi chưng cất. Khác với Whiskey ở chỗ rượu whisky không dùngnguyên liệu là trái cây mà dùng lúa mạch nảy mầm (gọi là malt – mạch nha). Khác với Vodka là không dùng phương pháp lọc than. Cách uống loại rượu Shochu còntuỳ theo sở thích của từng người mà ta có thể uống cùng với nước nóng, với soda,với nước chè hoặc nước trái cây.
Pha với nước nóng
Pha với tỉ lệ 6 phần rượu Shochu thường có 25 độ cồn với 4 phần nước nóng ta sẽ có được loại thức uống có 15 độ cồn. Ở dạng này sẽ làm tăng được vị ngọt và hương thơm của Shochu đồng thời nhiệt độ rượu giống như loại Kan của Sake.Lưu ý cách pha, cần cho nước nóng vào cốc sứ trước khi rót rượu Shochu vào.
Pha với nước lạnh
Pha với nước là phương pháp phổ biến nhất để thưởng thức Shochu mà vẫn giữ được hương thơm của rượu. Sau khi pha, rượu tạo cảm giác mát cho người uống, do đó nó thích hợp uống vào mùa nóng. Rượu Shochu sau khi được pha với nước sẽ cho cảm giác dịu hơn khi uống.
Uống với đá lạnh (On the Rock)
Đây là cách uống Shochu hoặc Awamori (loại Shochu đặc biệt của vùng Okinawa) với đá. Rượu sau khi được làm lạnh sẽ tạo cảm giác mát và ngon hơn cho người uống. Các bạn cần chú ý một điểm là nên cho rượu Shochu vào trong tủ lạnh trước khi uống theo phương pháp này.
Cocktail Shochu
Khi pha Shochu với các loại đồ uống khác người ta gọi chung là Cocktail Shochu.Pha Shochu với nước trà, chanh, dâu và các loại nước trái cây khác sẽ tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu hơn cho người uống. Cocktail Shochu cũng thích hợp khi uống trong các bữa tiệc đông người.Với đặc tính tự do pha chế, mỗi gia đình có thểtự do làm một loại cocktail Shochu riêng đặc trưng của mình mà không theo khuôn mẫu công thức nào.