Nhiều người lầm tưởng cho rằng, lưu huỳnh trong rượu vang sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người uống. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Wine & Chill tìm hiểu về những tác động của lưu huỳnh có trong rượu vang đối với sức khỏe của người dùng nhé!
Lưu huỳnh trong rượu vang thực sự có lợi hay có hại?
Tìm hiểu về lưu huỳnh trong rượu vang
Lưu huỳnh hay Sulfur là một nguyên tố hóa học phi kim phổ biến, không mùi, không vị. Đây là nguyên tố cần thiết cho sự sống, được các nhà khoa học tìm thấy trong 2 axit amin. Chúng cũng thường xuất hiện trong bảng thành phần của phân bón, thuốc súng, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,…
Lưu huỳnh trong các hợp chất có rất nhiều ứng dụng thiết yếu trong đời sống như: sản xuất axit, bột giặt, thuốc nhuận tràng,.. Mặc khác, lưu huỳnh có trong khí SO2 khi phản ứng với nước và oxi trong khí quyển có thể gây nên các tác động xấu đối với môi trường.
Tác dụng của lưu huỳnh trong sản xuất rượu vang
Sản xuất rượu vang sử dụng lưu huỳnh đã có từ rất lâu về trước, cụ thể là từ thời La Mã cổ đại. Nhiều tài liệu lịch sử đã chỉ ra rằng, từ thời La Mã, các nhà làm rượu đã biết tận dụng những đặc tính hóa học của lưu huỳnh để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất rượu. Họ sử dụng nến làm từ lưu huỳnh để đốt trong các thùng chứa rượu. Mục đích để giữ rượu vang chuyển sang dạng giấm.
Ngày nay, lưu huỳnh trong rượu vang chủ yếu được ứng dụng với mục đích chính là bảo quản rượu.
Lưu huỳnh được dùng để phun lên những cây nho, có tác dụng diệt trừ nấm và giúp cho nho phòng tránh bệnh phấn trắng. Giúp cho những chùm nho sau khi chín dễ bảo quản hơn.
Một hợp chất khác của lưu huỳnh là lưu huỳnh đi-ô-xít (Sulphur dioxide: SO2) – tồn tại ở dạng lỏng, khí hoặc bột – thường được thêm vào nho hoặc vào rượu vang trong giai đoạn sản xuất. Ngoài ra, trong khoảng thời gian lên men, nấm men cũng có thể tự giải phóng khí SO2, có trong mùi hương của rượu.
Có thể thấy, lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong bảo quản hương vị của rượu vang, giúp làm chậm quá trình oxi hóa của rượu sau khi mở nắp.
Liều lượng của lưu huỳnh trong rượu vang
Kể từ 2005, Mỹ và Úc là hai quốc gia duy nhất yêu cầu các hãng rượu vang phải ghi rõ thành phần lưu huỳnh ngay trên bao bì của chai. Tại Mỹ, liều lượng lưu huỳnh tối đa được xem như hợp pháp là 350 mg/ lít. Trong khi đó, lượng lưu huỳnh thông thường có trong rượu vang sẽ xấp xỉ 5 mg/ lít cho đến 200 mg/ lít.
Liều lượng lưu huỳnh trong rượu vang ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu và độ axit của rượu. Độ axit càng thấp thì càng cần nhiều lưu huỳnh để ổn định và ngược lại. Đặc biệt đối với rượu có độ pH là 3,6 trở lên, rượu vang sẽ cần thêm nhiều lưu huỳnh để đảm bảo kéo dài tính bền của mùi vị cũng như hạn sử dụng.
Xét về màu sắc, rượu vang càng có nhiều màu sắc thì càng ít lưu huỳnh hơn rượu vang ở dạng trong suốt. Tức là rượu vang đỏ thường có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn rượu vàng trắng. Theo phân tích thì lượng lưu huỳnh của vang trắng thường ở mức 100 mg/ lít, trong khi đó vang đỏ chỉ là 75 mg/ lít.
Về hương vị, nhà sản xuất rượu sẽ bỏ thêm lưu huỳnh để hạn chế sự lên men thứ cấp của đường trong những chai rượu có hàng lượng đường cao. Có thể hiểu là rượu càng nhiều đường thì nồng độ chất bảo quản sẽ càng cao.
Lưu huỳnh trong rượu vang sẽ gây lợi hay hại cho sức khỏe người uống?
Nhiều người cho rằng lưu huỳnh trong rượu vang có thể dẫn tới bệnh ung thư. Tuy nhiên, liều lượng SO2 có trong rượu thực tế lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ, rất khó để ảnh hưởng đến người dùng. Rượu vang hiện nay trên thị trường chỉ có tỷ lệ khoảng 150 đến 400 ppm (150 – 400 phần triệu). Trong đó, thấp nhất là vang đỏ và cao nhất là vang ngọt. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với một số loại trái cây sấy khô, có tỷ lệ lưu huỳnh khoảng 500 – 3.000 ppm.
Mặc dù hầu như không gây hại đến cơ thể nhưng trên thế giới, vẫn có 1% dân số mẫn cảm với các sản phẩm chứa sulphite. Ngoài ra, những người bị hen suyễn mãn tính cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các hợp chất chứa lưu huỳnh. Để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, Wine & Chill khuyên bạn nên đọc kỹ thành phần có trên bao bì trước khi chọn mua bất kỳ sản phẩm rượu vang nào nhé!
Nhận biết lưu huỳnh trong rượu vang như thế nào?
Như đã nói ở trên, thành phần lưu huỳnh có rượu vang là vô cùng nhỏ nên để nhận biết bằng các giác quan là vô cùng khó. Lưu huỳnh trong rượu vang không có mùi chất hóa học mà sẽ hòa quyện để tạo ra mùi tổng hòa chung của rượu vang. Các hợp chất lưu huỳnh có trong rượu vang được đặt tên là thiols, tạo ra mùi hương giống như cam quýt hoặc giống với mùi của trứng nấu chín.
Một cách nhận biết dễ dàng hơn là đọc thành phần có trên chai rượu vang. Ngoại trừ những chai rượu có thành phần sulphite nhỏ hơn 10 ppm, tất cả những chai rượu đến từ Mỹ và Úc đều có cảnh báo “chứa sulphite” trên nhãn dán.
Như vậy là Wine & Chill đã cung cấp những kiến thức về lưu huỳnh trong rượu vang và những tác động của nó đối với sức khỏe. Nhìn chung, lưu huỳnh có trong rượu vang không gây hại nhiều đến sức khỏe, thậm chí còn giúp bảo quản được vị ngon của rượu.
Tuy nhiên, là một người tiêu dùng thông minh, bạn vẫn cần có thêm kiến thức về các thành phần có trong rượu cũng như các thực phẩm hàng ngày khác. Ngoài ra, bạn có thể ghé qua RƯƠUVANGHANGHIEU.com để cập nhập những thông tin bổ ích nhất về rượu nhé!